Tháp Thầy Bói – Điểm du lịch tâm linh

Tháp Thầy Bói nằm ở Đầm Thị Nại, cách cảng Quy Nhơn tầm 7- 10 phút đi bằng cano.

Sách “Đại Nam nhất thống chí” ghi: “Đầm biển cạn (Thi Nại) ở phía Đông huyện Tuy Phước, chu vi 9.500 trượng, nước đầm đổ vào cửa biển Thi Nại, trong đầm có núi nhỏ, tục gọi tháp Thầy Bói”.

Sách “Nước non Bình Định” của Quách Tấn chép: “Trong đầm (Thi Nại) ở phía Tây, gần phía Quy Nhơn, nổi lên một cụm đá rộng, chừng vài sào, và cao chỉ trên mặt nước chừng một thước, một thước rưỡi, khi thủy triều lên. Người ta gọi là tháp Thầy Bói”.

Trong tập “Bình Định danh thắng và di tích” của bộ sách “Địa chí tỉnh Bình Định”, tháp Thầy Bói được chọn đưa vào danh mục những di tích và danh thắng tiêu biểu.

“Thầy Bói” là một giống chim, tên quen gọi là chim Bói Cá. Giống chim này thường tụ tập nơi gành đá, khóm đá để bắt mồi. Khóm đá có dáng tròn nho nhỏ trông như ngọn tháp, nên gọi là tháp Thầy Bói.

Phía Bắc tháp Thầy Bói, tại bờ phía Tây cửa Thị Nại, có một bãi cát rộng là Bãi Nhạn. Nơi đây, giống chim Nhạn thường tụ tập nghỉ ngơi sau khi no mồi, cánh mỏi.

Từ lâu, trên tháp Thầy Bói có một ngôi miếu nhỏ do ngư dân lập để thờ thủy thần và tế lễ vào dịp Thanh minh. Ngôi miếu hiện nay vẫn còn và đã nhiều lần tu tạo. Năm 2008, Công ty TNHH Quốc Thắng xây bên cạnh miếu cổ một ngôi tháp lục giác, hai tầng mái khá đẹp và khang trang.

Từ một ngôi miếu ban đầu, đến năm 2010, tháp Thầy Bói có 3 công trình, và trong hai năm 2010-2012 đã có thêm 5 công trình mới, nâng tổng số các công trình tín ngưỡng và tôn giáo trên tháp Thầy Bói lên đến con số 8. Mỗi công trình tôn giáo, tín ngưỡng xây dựng ở đây về kích thước, kiểu dáng, vị trí xây dựng, tín ngưỡng thần thánh nào… đều do người bỏ tiền xây dựng quyết định

Một số hình ảnh về Tháp Thầy Bói

Rate this post