Di Tích Cây Số 7 Tài Lương – Nhân Chứng Hào Hùng Của Lịch Sử Việt Nam

Nằm sâu trong vùng đất miền Trung đầy nắng gió, tại quốc lộ 1A, phường Hoài Thanh Tây, Thị Xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Đây là đi tích lích sử ghi nhận về cuộc biểu tình (đêm 22 rạng ngày 23/7/1931) của hơn 3000 quần chúng nhân dân huyện Hoài Nhơn đấu tranh phản đối thực dân Pháp và bè lũ tay sai chấm dức đàn áp nhân dân Nghệ Tĩnh và Đức Phổ.

1.Khí thế đấu tranh sôi sục

Ngày 20.7.1931, tại Dĩnh Thạnh (Tam Quan), Đảng bộ Hoài Nhơn họp bàn kế hoạch tổ chức cuộc biểu tình vũ trang toàn huyện nhằm biểu dương lực lượng chống lại sự khủng bố đàn áp, buộc bọn cầm quyền phải chấp nhận yêu sách của quần chúng và tỏ tình đoàn kết với Xô Viết – Nghệ Tĩnh.

Từ 5 giờ chiều 22.7, cuộc biểu tình bắt đầu. Đoàn biểu tình được tổ chức thành nhiều cánh, xuất phát từ các hướng khác nhau rồi tiến về hợp điểm tại Tài Lương, sau đó tiến về phủ đường Bồng Sơn để đấu tranh. Để bảo vệ đoàn biểu tình, tự vệ đỏ chốt tại đèo Bình Đê chặn địch từ Quảng Ngãi vào và chốt tại km số 6 chặn địch từ Bồng Sơn ra.

Cánh thứ nhất gồm nhân dân các làng Cửu Lợi, An Thái, Tăng Long, Đại Hóa, Trung Trinh, Bình Ninh… tập trung tại cầu Ông Rãi (An Thái, Tam Quan) có tổ tự vệ đỏ bảo vệ. Khi tiến đến quán Ông Chư (Phụng Du, Hoài Hảo) thì chạm mặt đội lính khố xanh. Chúng chặn đường biểu tình và ra lệnh giải tán, đồng thời nổ súng uy hiếp quần chúng. Bất chấp sự đe dọa, đoàn biểu tình vẫn hiên ngang tiến lên, hô vang khẩu hiệu “Phản đối bắn giết nhân dân Nghệ Tĩnh, Quảng Ngãi!”… Địch hoảng sợ bắn xối xả vào đoàn biểu tình, một số đảng viên, người dân hy sinh và bị thương nặng. Đoàn biểu tình với khí thế sục sôi tiếp tục tiến về phía trước, hướng thẳng về Tài Lương.

Cánh thứ hai gồm nhân dân các làng Chương Hòa, Dĩnh Thạnh, Huân Công, Lộc An, Hảo Thiện, Trường Xuân, Quy Thuận… Trong cánh này có bộ phận nhân dân thuộc các làng Tam Quan Bắc, từ Tam Quan tiến ra Chương Hòa để hợp điểm với nhân dân các làng thuộc Hoài Châu Bắc. Khí thế bừng bừng của đoàn biểu tình làm cho lý trưởng các làng Hảo Thiện, Dĩnh Thạnh, Lộc An, Huân Công hoảng sợ chạy trốn.

Cánh thứ ba có lực lượng đông nhất, gồm nhân dân các làng Hy Tường, Hy Văn, Hy Thế, Châu Đê, Quy Thuận, An Sơn, Thành Sơn… hợp điểm gần đập Bà Quyến (Hoài Châu Bắc) rồi tiến theo đường hàng tổng vào Chợ Cát (Hoài Hảo) để đến Tài Lương. Khi tiến qua các làng thì nhân dân Hoài Phú, Hoài Hảo gia nhập đoàn biểu tình. Dọc đường quần chúng đốt trụi các điếm canh, chòi gác của địch.

Một cánh khác gồm nhân dân các làng Tài Lương, Ngọc An (Hoài Thanh Tây), Trường Lâm (Hoài Thanh) cũng tổ chức thành đội ngũ kéo đến địa điểm tập trung.

Toàn đoàn biểu tình hơn 3.000 người khí thế rầm rộ, trống thúc liên hồi, đuốc sáng rực trời; tiến đến đâu đều trấn áp đoàn phu, thám báo, đốt trụi các điếm canh dọc đường. Tổ tự vệ đỏ đốt cháy một xe ô tô của đồn Bồng Sơn tại km số 6 Tài Lương; bắt chánh tổng An Sơn trên đường chạy về Bồng Sơn trình báo… Trước sức áp đảo của đoàn biểu tình, bọn lý hương bỏ trốn.

Khoảng 1 giờ 30 phút sáng ngày 23.7.1931, đoàn biểu tình tiến đến Cây số 7 ở Tài Lương thì bị binh lính địch chặn lại. Gặp lực lượng địch mạnh, đoàn biểu tình không nao núng, siết chặt đội ngũ, kiên quyết tiến lên. Lập tức binh lính địch xông vào đoàn biểu tình để giật cờ, băng rôn, xả súng và buộc đoàn biểu tình giải tán. Nhiều đồng chí, quần chúng nhân dân hy sinh và nhiều quần chúng bị thương. Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Hoài Nhơn.

Sau vụ đàn áp cuộc biểu tình tại Cây số 7 Tài Lương, những ngày tiếp theo, địch mở rộng cuộc khủng bố ra toàn huyện Hoài Nhơn. Chúng lập thêm hàng loạt đồn binh ở các vùng xung yếu để khống chế khu vực Tam Quan, Tài Lương, Phụng Du, Quy Thuận, An Đỗ… và điều động thêm một số đơn vị lính khố xanh, khố đỏ từ các nơi về tăng cường lực lượng cho phủ Hoài Nhơn.  Cuộc biểu tình vũ trang đêm 22 rạng ngày 23.7.1931 là trận đấu tranh đầu tiên, làm rung chuyển bộ máy chính quyền của thực dân và phong kiến ở Hoài Nhơn.

Cuộc biểu tình tuy bị đàn áp đẫm máu nhưng đã khẳng định được sự lớn mạnh của tổ chức Đảng, cũng như vai trò lãnh đạo của Đảng bộ huyện Hoài Nhơn khi triển khai thực hiện chủ trương của Xứ ủy Trung kỳ. Có thể nói, nếu như cao trào 1930 – 1931 đã khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cả nước thì phong trào đấu tranh, giai đoạn này, ở Hoài Nhơn nói chung và Tài Lương nói riêng, là một bằng chứng sinh động cho vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Hoài Nhơn trong thực tiễn.

Vai trò to lớn ấy tiếp tục được thể hiện rõ trong suốt tiến trình cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, cách mạng XHCN cùng sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên quê hương Hoài Nhơn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện (nay là thị xã), quân và dân Hoài Nhơn đã cần cù, sáng tạo, trung dũng, kiên cường góp phần cùng Bình Định nói riêng, cả nước nói chung thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ cách mạng trong mọi thời kỳ, giai đoạn lịch sử, từ năm 1931 đến nay.

  1. Ý nghĩa của phong trào

Tuy bị đàn áp đầm máu, Song cuộc biểu tình vũ trang đêm 22 rong ngày 23/7/19831 tại Cấy số 7 Tài Lương Hoài Thanh Tây, Hoài Nhơn) là trận đấu tranh đầu tiên, làm rung chuyển bộ máy chính quyền của thực dân và phong kiến ở Hoài Nhơn. Cuộc biểu tình tuy bị đàn áp cầm màu nhưng đã khẳng định được sự lớn mạnh của tổ chức Đảng, cũng như vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Hoài Nhơn khi triển khai thực hiện chủ trương của Xứ ủy Trung ký.

  1. Giá Trị Văn Hóa Và Tâm Linh

Ngày nay, di tích Cây Số 7 Tài Lương không chỉ là một địa điểm lịch sử mà còn là nơi mà nhiều người đến để tưởng nhớ và tri ân các anh hùng liệt sĩ. Những tấm bia, những câu chuyện truyền miệng của người dân địa phương vẫn giữ nguyên giá trị, như một bài học về lòng yêu nước và sự kiên cường bất khuất.

Khu di tích còn được coi là nơi linh thiêng, là nơi để người dân và du khách thắp nén hương, cầu nguyện cho sự bình an và tưởng nhớ về quá khứ đau thương nhưng đầy tự hào. Những nghi lễ tưởng niệm, những hoạt động giáo dục lịch sử thường xuyên được tổ chức tại đây, giúp thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về giá trị của hòa bình, độc lập và tinh thần dân tộc.

  1. Sống mãi với thời gian

Ngày 26.1.2011, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL có Quyết định xếp hạng di tích Quốc gia cho Di tích lịch sử địa điểm thươu niệm tuộc biểu tinh năm 1931 tại cây số 7 Thi Lương. Kỷ niệm 15 năm sự kiện đặc biệt này. Hội thảo khoa học về cuộc biểu tình đã được tổ chức ngày 23.7.2016, đưa ra nhiều góc nhìn, cách đánh giá toàn diện, chính xác.

 

  1. Cây Số 7 Tài Lương Trong Tâm Thức Người Dân

Với người dân địa phương, Cây Số 7 không chỉ là một phần của lịch sử, mà còn là một biểu tượng của lòng tự hào dân tộc. Những câu chuyện về cuộc kháng chiến, về sự kiên cường và tinh thần đoàn kết luôn được truyền lại qua nhiều thế hệ, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa và tinh thần của họ.

Di tích Cây Số 7 Tài Lương vẫn luôn tồn tại như một nhân chứng sống động, nhắc nhở chúng ta về những trang sử hào hùng và những hy sinh to lớn đã giúp chúng ta có được cuộc sống hòa bình ngày hôm nay. Đây không chỉ là nơi ghi dấu lịch sử, mà còn là nguồn cảm hứng vô tận cho thế hệ trẻ, để họ hiểu rằng tự do và độc lập mà chúng ta đang hưởng hôm nay được đánh đổi bằng biết bao xương máu của cha ông.

Di tích này xứng đáng là điểm đến không thể bỏ qua đối với những ai muốn tìm hiểu về lịch sử dân tộc, cũng như chiêm nghiệm về giá trị của sự hy sinh và lòng yêu nước.

Rate this post