Tháp Bánh Ít
Tháp Bánh Ít là một cụm tháp cổ Chăm – pa. Được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XI – đến đầu thế kỷ XII. Nằm trên ngọn đồi tại thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cách thành phố Quy Nhơn khoảng 20km. Với vị trí không quá xa trung tâm thành phố. Sẽ giúp cho du khách cảm thấy thuận tiện hơn khi di chuyển tới địa điểm tham quan. Đồng thời không gian cũng trở nên thoáng đãng. Phù hợp cho mọi lứa tuổi tới check- in và thư giãn tại nơi đây.
Ngoài cái tên thân thuộc là Tháp Bánh Ít. Quần thể kến trúc văn hóa Chăm còn được mọi người biết đến với định danh “tháp Bạc“. Là một quần thể bao gồm bốn tháp trong đó có một tháp cổng phía Đông. Một tháp cổng phía Nam hay còn gọi là tháp Bia, tháp Yên Ngựa và tháp chính. Đi từ ngoài vào trong đầu tiên du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của tháp cổng phía Đông của quần thể kiến trúc văn hóa Chăm với chiều cao chừng 13m. Tháp cổng được xây dựng theo bình đồ hình vuông 7mx7m theo lối kiến trúc Gopura. Đây là một phong cách kiến trúc điển hình của thời kì Chăm pa. Với hai cửa thông nhau trong đó có một cửa quay hướng về phía Đông. Và một cửa quay về hướng tháp chính.
Bình Định có 7 cụm và 14 tháp